top of page

Yếu tố nào giúp cho hôn nhân bền vững hơn?

Chuyện vui xin biếu cho các ông-xã, bà-xã đang bị Virus Corona cho nghỉ hè tại gia (bài 6).


Có hàng ngàn câu trả lời khác nhau, tất cả đều (có thể) đúng, nhưng đúng nhất thì chắc không có đâu. Ai cũng có quyền trả lời vậy tôi xin góp ý của tôi, cái nhìn của một ông già 80, với 8 đứa con, có cuộc sống từ nghèo đến kha khá, sinh sống bằng rất nhiều nghe từ chân tay đến trí tuệ, từ đơn giản ở nhà quê đến tỉnh thành. Tôi xin đóng góp cái nhìn vắn tắt của tôi qua thực tế như sau:

  1. Môi trường xã hội: ở những khu vực mà hàng xóm chung quanh có nếp sống đạo đức, giáo dục tốt, dân gian có cuộc sống bình lặng, ít xáo trộn nghề nghiệp, kinh tế, chính trị. Thì tôi thấy những gia đình ở đây rất hòa thuận, vững vàng.

  2. Những quyến rũ: nếu con người ít và chạm gần gũi với những quyến rủ về thể chất với người khác giới thì gia đình dễ êm ấm hơn.

  3. Tính tình cá nhân: những người có căn bản đạo giáo hoặc người có tính an phận thì ít bị dao động quyến rủ vật chất và vì vậy ít đổ vỡ gia đình.

  4. Những phấn đấu cá nhân: mỗi người phải cố gắng trau rồi Ý thức bổn phận đối với gia đình và kìềm hãm sở thích của mình, phải đặt cá nhân mình dưới quyền lợi gia đình. Học hỏi để nâng cao nhân cách và tự trọng. Mọi thành phần phải biết ý thức trách nhiệm của mình: người chồng/cha phải biết lo lắng cho gia đình và con cái được đời sống yên ấm, hạnh phúc, kiểm chế rượu chè cờ bạc, hút sách; người vợ/người mẹ phải nhận ra trách nhiệm chăm sóc nhà cửa, con cái được có đời sống êm đềm…

Lời bàn cho vui:

  • Điểm 1 là khuyên ai muốn mua nhà, chọn chỗ ở thì nên nghĩ đến.

  • Điểm 2 và 3 là cho ai đang tính chuyện cưới vợ gả chồng.

  • Điểm bốn là then chốt, nhất là nếu mình không gặp may mắn được ở vào những hoàn cảnh trên.


Nguyễn Thất-Khê

7 views0 comments
bottom of page