top of page

Phá thai: Lên án với lòng thương xót của Chúa.

Chuyện vui xin biếu cho các ông-xã, bà-xã đang bị Virus Corona cho nghỉ hè tại gia (bài 7).


Trong các vấn nạn về gia đình và xã hội ngày nay thì phá thai là một tệ nạn thương đau rất đáng suy tư.

Có biết bao cuộc tranh luận về việc phá thai mà mọi biện luận đều hết sức gây gắt, đều nhân danh đạo đức và luân lý nhưng đều nghiêng về lên án.


Vậy tôi xin nêu lên một thắc mắc sau đây: Tại sao trong mọi cuộc tranh luận không phe phái nào cho phép phía những người đàn bà (đi phá thai) được phép lên tiếng biện hộ cho hoàn cảnh của họ?


Ta nên tách việc phá thai thành hai lãnh vực riêng biệt:

Phá thai liên hệ đến hành động giết người (thai nhi).

Phá thai liên hệ đến quyền quyết định của người phụ nữ.

-----------------------------------------------------


1..Hành động phá thai là giết người: Giết người thì rõ ràng là một trọng tội, phạm đến luân lý, đạo đức, nên không cần bàn cãi.


2..Trong hành động phá thai, người phụ nữ là thành phần chính, ta phải dành cho họ có tiếng nói và phải biết lắng nghe họ với lòng tôn trọng một con người.


Nhưng trong thực tế thì họ không được chút quyền nào để tự biện hộ, xã hội chỉ biết lên án, có khi tù tội, còn về phiá Giáo hội thì họ bị dứt phép thông công…


Một số đông những người đàn bà này chỉ là nạn nhân của những bất công trong một xã hội bất an thối nát.


Có nhiều lý do khiến họ đi đến quyết định phá thai nhưng ở đây chúng tôi chỉ xin nói đến lãnh vực nghèo đói, khổ sở mà người mẹ tương lai này không có khả năng tài chánh để nuôi dạy một đứa còn lâu dài từ sơ sinh tới khi khôn lớn.


Người mẹ này có thể chỉ là một em nhỏ vị thành niên, vì nhẹ dạ hay vì bị hãm hiếp... đang mang một tâm trạng căng thẳng vì xấu hổ với hàng xóm, chị em, bị gia đình mắng chửi… Giữ lại cái thai thì là chấp nhận một tương lai sụp đổ cả đời.


Hoặc người mẹ tương lai này là một bà mẹ nghèo khổ đã có nhiều con rồi, khi biết mình có thai thì bồn chồn lo lắng cho tương lai, tài chánh eo hẹp, gia đình sẽ làm sao sống...


Biết bao trường hợp khó khăn đau khổ mà những người mẹ tương lai này phải sống căng thẳng, nhất là mấy tháng đầu khi mới mang thai, đây là thời kỳ mà họ bị dằn vặt với ý tưởng phá thai, ở thời kỳ này nếu là người yếu kém lòng đạo đức thì dễ quyết định đi tới phá thai vì họ so sánh việc phá thai là một hành động ngắn gọn chỉ mất một thời gian ngắn, ít tốn kém để tránh được bao khó khăn kéo dài hàng chục năm nuôi nấng đứa con.


Đối với nhiều người thì những cụm từ “có tội, sa hỏa ngục”, thi chỉ là một số từ ngữ rất trừu tượng so với cái lợi thực tế cụ thể dài hạn.


Cũng có một số người rất đáng khen, có can đảm vượt qua mọi khó khăn cả về tinh thần lẫn vật chất để giữ lai cái bao thai và nuôi con. Nếu người mẹ là các em nhỏ còn đi học thì họ chấp nhận cuộc đời mất hết tương lai; hoặc có bà mẹ phải nghỉ việc để ở nhà nuôi con, nếu túng thiếu thì càng thêm túng thiếu và hàng chục năm trước mặt là đen tối. Ở những hoàn cảnh trên đây họ phải tự xoay sở để sống không có chỗ dựa nào vào xã hội hoặc tôn giáo.


Từ bao nhiêu năm nay, mọi người, mọi nơi đều có những hoạt động nhằm ngăn chặn phá thai nhưng mọi hoạt động đều nghiêng về lên án và kết tội, có nơi đã dùng cả bạo lực đánh phá cơ sở nhà thương, đánh đập bác sĩ, y tá… nhưng việc phá thai không hề giảm. Vậy có cần phải xét lại không?


Nguyên nhân dẫn đến việc phá thai là vì có thai ngoài ý muốn, vậy giai đoạn thứ nhất là làm sao ngăn chặn được việc mang thai “ngoài ý muốn” này xảy ra.


Giai đoạn thứ hai là thời kỳ mới có thai, nếu những người muốn phá thai được nâng đỡ cả về tinh thần và vật chất thì cũng ngăn chặn được việc phá thai xảy ra và như vậy sẽ tránh bớt được hậu quả như chôn cất các thai nhi bị bỏ rơi như hiện tại.

Vậy tội phá thai nặng bao nhiêu? Theo giáo lý công giáo thì ngay từ giây phút đầu tiên, cái bào thai đã được coi là một con người. Vậy phá thai là giết người và là một trọng tội.


Nhưng trên mặt đất này, hằng ngày người ta thấy bao nhiêu tội ác khác xảy ra, cũng giết người và giết người hàng loạt hoặc trực tiếp bắn chết bằng súng đạn, hoặc gián tiếp giết bằng các hình thức, phương tiện khác mà nguyên nhân là do lòng gian tham, thù hận, ích kỉ.


Kỳ lạ thay, đứng trước các tình trạng đó thì không mấy ai lên tiếng phản đối hoặc chỉ phản đối qua loa lấy lệ. Và hình như nếu tội phạm là do những người quyền thế thì lại càng ít người dám đụng chạm đến và tôi nghĩ nên bớt nghiêm khắc kết tội người khác, nhất là những tội phạm cho xã hội thối nát mất quân bình gây ra.


Riêng việc kết án phá thai thì có vẻ do phong trào và thói quen.


Nhiều người vẫn thích giữ luật ném đá (Gioan 8: 3-11) trong khi Chúa đã ngoảnh mặt đi.


Kết án việc phá thai là đúng nhưng hãy thương các bà mẹ đã phạm tội do hoàn cảnh xã hội và chắc chắn một số người chúng ta đã ít nhiều gây nên các hoàn cảnh xã hội thối nát này.


Phá thai chỉ là một tệ nạn trong nhiều tệ nạn khác xảy ra hàng ngày trong xã hội này mà nguyên nhân đều dính dáng ít nhiều đến nghèo đói: thiếu thốn cơ sở giáo dục về đạo đức luân lý; thiếu thốn cơm ăn áo mặc để con người phải xa ngã phải bán thân để sống.


Nhiều cuộc nghiên cứu đều nói rằng 50% của cải trên mặt đất này thuộc về một số rất ít người giàu có mà đa số là chiếm hữu tài sản bằng những hành động gian tham, hối lộ hoặc làm ăn lừa đảo…


Ước mong số người này biết nhìn đến những ác nhân như cựu tổng thống Iraq hoặc cựu tổng thống Lybia: một đời biển thủ, cướp bóc tài sản của dân hàng trăm tỉ Mỹ kim mà khi chết phải bỏ lại và kể cả con cháu cũng không được hưởng.


Nhiều thống kê cũng cho thấy rằng nếu những người tham lam bất chính này chỉ cần bớt tham lam một nửa thôi thì một nửa nhân loại sẽ không đói khổ như hiện nay và tệ nạn cũng sẽ giảm bớt được một nửa...


Xin hỏi: ai có trách nhiệm phải đổi mới tình trạng xã hội này!

4 views0 comments
bottom of page