top of page

Những bất đồng chính kiến trong gia đình (2)

Những bất đồng chính kiến trong gia đình. Đây là bài thứ hai kế tiếp: Đề tài: Xét lại quan điểm: Đảng nào, Cộng-Hòa hay Dân-Chủ của Mỹ đã phản bội Việt Nam. Xin tóm lại ba giai đoạn lịch sử đáng phân tích như sau:

  1. Năm 1975, khi biết được sự việc là đảng Dân Chủ Mỹ đã ngưng tháo khoán ngân khoản 300 triệu đô là viện trợ quân sự cho quân lực Việt Nam Cộng Hòa và do việc thiếu bom đạn mà Việt Nam Cộng Hòa đã phải đầu hàng Cộng sản Việt Nam. Sự kiện này đã làm cho dân chúng oán hận đảng Dân Chủ từ ngày đó.

  2. Nhưng sau đó, khi biết thêm về sự cố là Tổng Thống Nixon (Cộng Hòa) mới chính là người đã thỏa hiệp với Trung cộng để đổi Việt Nam Cộng Hòa lấy thị trường kinh tế của Trung Cộng thì dầu vậy đa số người Việt Nam vẫn giữ định kiến hận thù với đảng Dân chủ.

  3. Đi ngược về thời gian đầu thập niên 60, khi Tổng Thống Kennedy (Dân chủ) đổ quân vào Việt Nam, một cách khá đột ngột (không có sự thỏa hiệp của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa). Nghĩa là do một chương trình riêng của Mỹ nằm trong chiến lược toàn cầu và Đông Nam Á của Mỹ chứ không phải chỉ để giúp riêng VNCH chống cộng sản.

Xin nhắc lại thời điểm mở đầu và kết thúc chiến tranh Việt Nam: Khi khởi đầu cuộc chiến, Mỹ đã chủ động đem quân vào Việt Nam và thời điểm kết thúc chiến tranh thì chính Mỹ lại đã ép buộc VNCH ký vào hiệp định Paris. Nghĩa là Mỹ nắm chủ động từ đầu đến cuối theo chiến lược Đông Nam Á của họ. Chiến lược Đông Nam Á này nhằm hai lãnh vực: Một là giúp cho Trung cộng đủ mạnh để không còn lệ thuộc vào Nga và do đó tách rời khổi cộng sản quốc tế ra làm hai. Thứ đến là lợi dụng được hơn 1 tỉ người làm nhân công rẻ tiền cho hàng hóa nhập vào Mỹ và rồi mọi sự việc đã và đang xảy ra như ta thấy hôm nay... Việc làm cho Trung cộng giàu mạnh về kinh tế đã tạo ra cái nguy cơ cạnh tranh kinh tế như ngày nay mà ai cũng đoán được là tới một thời điểm nào đó, một Tổng-thống nào đó của Mỹ, sẽ phải đương đầu. Việc này có thể nói là Tổng thống Obama đã thành lập tổ chức TPP để sửa soạn các nhà cung cấp ở khối TPP, thay thế Trung cộng, nhưng rồi Tổng-thống Trump đã dẹp bỏ chương trình này và đã đánh thẳng mặt với Trung cộng như ngày nay… Nhìn tổng thể các sự việc của ba giai đoạn trên đây, ta thấy là nước Mỹ có những chiến lược chống cộng toàn cầu và lớp lang qua nhiều giai đoạn. Chiến lược này dài hạn, không tùy thuộc vào thời hạn của một kỳ tổng thống hay 1 kỳ Quốc hội của đảng nào mà là do nhóm Siêu-quyền-lực Mỹ vạch ra hàng 1-2 chục năm trước. Do đó sự sụp đổ của Việt Nam Cộng Hòa chỉ là rơi vào một giai đoạn chiến thuật của họ. Và ta nên hiểu rằng nước Mỹ giúp Việt Nam chống cộng chỉ vì trong thời điểm đó Việt Nam là một con cờ trong chiến lược của Mỹ mà thôi... Chẳng khác gì Mỹ đã bỏ Đài Loan hay bao nước khác. KẾT LUẬN: Ngày nay khi mọi sự đã kết thúc thì ta mới hiểu ra được một giai đoạn chiến lược Đông Nam Á dài hạn lớp lang từ đầu cho tới nay. Đồng thời ta cũng hiểu rằng ta không nên mong đợi một ngày nào đó nước Mỹ sẽ giúp Việt Nam “chỉ vì Việt Nam” nếu không phải vì quyền lợi của nước Mỹ. Xin nói thêm một ví dụ nữa: Đó là về chiến lược của Mỹ đối với khối cộng sản Liên Xô: Khi khối Liên Xô sụp đổ người ta mới thấy được chiến lược của Mỹ là làm tiêu hao kinh tế của Nga Xô: khi Nga Xô tiến chiếm Đông âu cũng vô tình làm lợi cho Mỹ và đồng minh vì càng dàn quân sang nhiều nước thì Nga càng phải tăng chi phí nuôi quân (và cả nuôi dân bản xứ), Mỹ lại đánh thêm đòn tranh đua chế tạo vũ khí mới và nhất là vũ khí không gian (Stars war)… Và vì kiệt quệ về kinh tế, khối Liên Xô đã sụp đổ. Đây cũng là một chương trình chiến lược được vạch ra từ lâu và thời Tổng Thống Reagan chỉ là điểm kết thúc. Trong thời kỳ này thì nhiều nước cũng đã phải làm con cờ hy sinh như trường hợp VNCH. Tóm lại nước Mỹ là một nước theo chủ nghĩa Tư-bản, đối nghịch với chủ nghĩa Cộng-sản. Vì vậy nước Mỹ phải chống cộng là chuyện đương nhiên và mỗi đảng chống cộng khác nhau tùy chiến thuật, chiến lược. Nhưng trong quá khứ ta chưa thấy nước Mỹ hi sinh cho nước nào mà không phải là quyền lợi cho Mỹ. Điểm qua những đoan lịch sử ngắn gọn kể trên, chúng ta đã nhận ra những lý giải cho những khúc mắc về quan điểm đảng nào chống cộng hơn đảng nào và tôi xin mượn lời ông bạn già quá cố của tôi, một lão thành hiểu biết chính trị, thường hay ví von rằng: (cho những ai nặng về thành kiến) Nhiều việc dễ hiểu mà nhiều người không hiểu, Nhưng hiểu rồi thì họ lai không còn muốn hiểu. -----------------------------------------------------------------------------------------------------

21 views0 comments
bottom of page