Hồi nghị Giám-mục thế giới 2013, Giáo-hội hiệp hành.
Chủ ý của ĐGH Francisco là muốn nghe tiếng nói từ tầng lớp giáo dân qua sự trung gian của các Giáo-phận địa phương.
Những chuyện chúng tôi trình bày ở dưới đây thực ra mọi người đều đã biết, có điều là ít người muốn nói ra công khai, ví dụ như chúng tôi theo dõi vài buổi hội thảo ở vài nơi thì số giáo dân đại diện chỉ dám nói rất xa xôi và trừu tượng vì thế đây là lý do chúng tôi mạnh dạn viết lên đây.
Để dẫn ý cho chủ đề, chúng tôi xin tóm lược những tiểu đề được trình bày như sau:
1. Trình bày cái nhìn tổng quát của chúng tôi về hiện trạng xã hội hôm nay, đặc biệt là giới trẻ công giáo, cuộc sống vợ chồng và gia đình.
2. Trình bày cái nhìn của chúng tôi về hiện trạng trong Giáo-hội hôm nay: Trạng thái chia rẻ ở cấp Hồng-y, Giám-mục và những khác nhau về Bảo-thù và Cấp-tiến.
3. So sánh những tương quan và khác biệt giữa hai lĩnh vực trên đây là Xã-hội và Giáo-hội ảnh hưởng đến sinh hoạt sống đảo nhất là giới trẻ và sinh hoạt gia đình. Những khó khăn trong việc tuân hành giáo luật và những vấn nạn không được giải thích và dẫn dắt rõ ràng và hậu quả là lìa xa đạo hoặc bỏ đạo.
Trên đây là những tiêu đề chính trong bố cục của bài này và xoay quanh các tiêu đề này là những tiểu tiết mà chúng tôi thấy là cần nêu lên để làm rõ các quan điểm của chúng tôi.
Chúng tôi xin minh định rằng đây chỉ là cái nhìn của riêng chúng tôi.
Chủ đích của bài này là chỉ nói đến những khía cạnh tiêu cực cần được thay đổi, nghĩa là chúng tôi theo ý ĐGH để nói lên ý kiến giáo dân chứ chúng tôi không dám cố ý bôi xấu, Vả lại giáo hội là một Hội-thánh, nghĩa là chỉ có khuyết điểm về phần cơ cấu trần thế hoặc cá nhân, còn thì cốt lõi vẫn là Hội-thánh mà Chúa Kitô là Đầu.
----------------------------------------------------------------------------
1a. Người trẻ công giáo với cuộc sống hôm nay.
Đây là đề tài mà mấy anh em chúng tôi cũng hay bàn luận và chia sẻ với các con cháu. Chúng tôi thuộc loại đông con nhiều cháu nên quan tâm để ý đến nghe ngóng đến giới trẻ trong việc sống đạo nhất là về lãnh vực gia đình, vợ chồng và con cái.
Chúng tôi vui mừng vì ĐGH và các GM địa phương đã mở dip cho giáo dân được giải bày ý kiến của mình.
Chúng tôi chọn cách trình bày dài dòng để những thành phần ít sinh hoạt với cộng đoàn hiểu dễ dàng và thấy mình có thể cũng đã trải nghiệm với vài khó khăn trong việc sống đạo.
Chúng tôi nghĩ rằng chính thành phần số đông này mới là đối tượng mà các ĐGH muốn biết trong việc đổi mới Giáo-hội.
2a. Tình trạng Giáo-hội trong thời cận đại:
Chúng tôi xin sơ lược về những khuynh hướng đổi mới của các vị Giáo-hoàng cận đại như sau:
ĐGH Gioan XXIII: Ngài mở đầu công đồng Vatican bằng một cử chỉ mở các cánh cửa sổ phòng họp và nói: Chúng ta phải mở cửa để đón gió mới từ bên ngoài. (Nghĩa là GH phải mở cửa với thế giới bên ngoài).
Ta cũng nghe nhiều rằng trong cộng đồng có những tranh cãi nặng nề và sau đó là có rạn nứt. Nay vẫn còn một số GM chống đối Cộng đồng (ví dụ như gây phong trào phục hồi lễ Latình như một bình phong để đảo ngược Công đồng Vatican II).
Trong khi họp Cộng đồng thì một số Nghi-phụ nêu lên các vấn đề gia đình hôn nhân v.v. và
ĐGH đã thành lập ngay một ủy ban để bàn thảo gồm hơn 60 vị,
Sau đó đến thời ĐGH Phaolô VI, thì tăng lên 30 vị nữa là hơn 90 vị và khi ủy ban để trình với khuynh hướng đổi mới thì ĐGH đã bác bỏ với Tộng thư Humanae Vitae. Tộng thư này đã gây thêm chia rẽ trong Giáo hội).
Đến thời ĐGH Gioan Phaolô II thi Ngài đã có vài thay đổi tuy nhỏ mà lớn đó là âm thầm thay
thế các Hồng-y người Ý bằng các Hồng-y của các nước khác. Ta biết rằng hàng ngàn năm
trước, các Giáo-hoàng và Hồng-y cũng như các khâm sứ thì phần nhiều là người Ý và cuối thời
ĐGH Gioan Phaolô II thì sổ Hồng-y ngườ Ỷ chỉ còn là một số rất nhỏ.
Nhìn vào lĩnh vực này, chúng tôi nhận xét rằng: Trong thời kỳ 2000 năm, Giáo hội ít nhiều cũng đã bị ảnh hưởng về văn hóa, phong tục và tư duy của dân tộc Ỷ. Do đó một số khiếm khuyết và lầm lỗi đã xảy ra và ĐGH Gioan Phaolô II đã phải xin lỗi thế giới và Ngài dùng từ ngữ rất khéo là: …do sự quá sốt sắng của vài thành phần dân Chúa, đã sai phạm… (sự việc này cũng đã bị một sổ Hồng-y ngăn cản ĐGH,cho là Giao hội có gì lỗi đâu mà phải xin lỗi …).
Việc thứ 2, ĐGH Gioan Phaolô II làm là khởi động phong trào “Tân-phúc-âm-hóa” và “Tái-phúc-âm-hóa”, trong văn thư này Ngài nếu ra một điểm quan trọng là nhiều thanh niên ngày nay đã cải đạo nghĩa là họ không bỏ đạo nhưng tìm sang đạo khác vì không thỏa mãn với đạo cũ của mình… Cũng một phần vì họ không được học giáo lý đến nơi đến chốn và trọng điểm của chương trình “Tân-phúc-âm-hóa” chính là nâng cấp truyền đạt giáo lý cho giáo dân.
Việc thứ 3 của ĐGH Gioan Phaolô II thành lập “Lễ lòng Chúa thương xót”. Thánh nữ Faustina không phải là một Thánh cả nhưng vì nhận được mệnh lệnh “Lòng Chúa thương xót” và ĐGH đã nhấn mạnh mệnh lệnh này để đem vào Giáo-hội một khuynh hướng tư tưởng mới cho Giáo-hội đó là hướng giáo huấn vào lãnh vực “Tình yêu” thay vì mãi đặt nặng tư tưởng vào hình phạt và Hỏa-ngục.
Đến thời ĐGH Benedict XVI thì có Hội đồng Giám mục thế giới năm 2008, bàn về xem xét lại Thánh lễ Misa.
Trong hội nghị này thì đề tài “bài giảng” là để mục được nhiều Giáo-phụ hăng say bàn thảo, vài vị có ngôn ngữ khá mạnh mẽ rằng các cha phải được đào tạo lại về bài giảng hoặc có vị nói rằng nên có nhiều bài mẫu để các cha đọc v.v. (chúng tôi sẽ xin góp ý về lãnh vực này ở phần cuối).
Đến thời ĐGH Francisco thì Ngài tiếp tục con đường đổi mới của các vị Giáo-hoàng tiền nhiệm với nhiều hoạt động mạnh mẽ cụ thể hơn, ví dụ năm 2015 Ngài triệu tập hội nghị GM thế giới bàn về các vấn đề gia đình, hôn nhân, và kết thúc là các số GM đã chia rẻ 50/50 và không một thay đổi nào được đa số chấp thuận.
Đối với hội nghị GM 2023 lần này, có lẽ vì ĐGH muốn tìm hiểu kỹ lưỡng về mọi lãnh vực cần đổi mới nên ĐGH mới cần thời gian lâu hơn và muốn được lắng nghe tầng lớp giáo dân nên ngài đã muốn giáo dân góp ý. (Lần hội nghị năm 2015, ĐGH Francisco cũng đã gửi bản câu hỏi đến hàng ngũ giao dần qua các hàng Giám mục thế giới nhưng không hiểu sao nhiều Đia phận không hề chuyển cho giáo dân. Khi chúng tôi biết được thì đã trễ và hỏi bạn bè ở Việt Nam và ở Mỹ thì không ai biết gì?)
Kỳ này, khi nghe được nhiều tin tức cổ võ và học tập và hội nghị, chúng tôi rất phấn khởi và vui mừng được đóng góp ý kiến một cách công khai.
Chúng tôi vừa trình bày vài dữ kiện trên đây để nêu lên mấy điểm là:
- Trong vài thập niên vừa qua các Giáo-hoàng và một số Nghị-phụ đã muốn có sự cải tiến và đổi mới trong sinh hoạt của giáo hội nhưng cùng lúc thì cũng gặp phải số khó khăn nội bộ của thành phần Bảo-thủ.
- Có lẽ vì vậy mà ĐGH Francisco đã muốn trực tiếp đón nghe tầng lớp giáo dân làm căn bản và là đối tượng đích thực của việc truyền giáo và đổi mới Giáo-hội.
Đón nghe trực tiếp là nghe từ dưới lên trên chứ không theo kiểu các bề trên đi kinh lý chỉ được nghe những báo cáo một chiều mà đôi khi không phản ảnh đích thực của mọi tầng lớp.
ĐGH Francisco có đôi lần khuyên các Linh mục và Giám mục phải biết lắng nghe giáo dân.
Một câu chuyện hơi buồn nhưng thẳng thắn của Đức giáo hoàng, đó là khi trả lời một nhà báo (cha dòng tên), ĐGH nói rằng khi nhắc đến Hồng y và Giám mục thì tôi buồn vì chỉ thấy tiệc tùng và chung quanh thì đầy dãy những kẻ xu nịnh, hay lần khác Ngại than phiền rằng trong danh sách những người đặt hàng các xe kiểu mới thì không thiếu gì tên các linh mục và nữ tu.
ĐGH muốn giáo hội sống đơn sơ cho người nghèo, chỉ trích sự xa hoa cuả một số Hồng-y Giám-mục. Có lẽ vì vậy mà ngay từ ngày đầu, một số người không ưa Ngài chăng.
3a. Tương quan và khác biệt giữa Xã-hội và Giáo-hội:
- Giáo dân sống đạo thế nào và cần gì và muốn gì.
- Nhận xét về sinh hoạt Giao-hội đia phương.
- Ước mong sự gần gũi từ đỉnh cao của giáo hội đến dân chúng nghèo khổ.
- Không thể đồng hành khí khoảng cách quá xa.
----------------------------------------------
Số giáo dân ngoan đạo, sống đạo sốt sắng: ngày nay lớp người này chỉ là một số nhỏ, phần nhiều là lớp người già họ vẫn sống đạo như từ đời xưa: sáng chiều vẫn đi nhà thờ, lễ lạy như thường lệ, họ có đức tin mạnh. Thành phần này là nòng cốt trong mọi việc sống đạo và truyền giáo vậy không cần chú trọng đổi mới lực lượng này.
Lớp giáo dân ít ngoan đạo, ít khi đến nhà thờ, thờ ơ với đạo. Đây là thành phần gần tầm tay nhất, cần khai phóng nhanh nhất.
Lớp người công giáo được coi như là đã bỏ đạo: Họ đã xa rời dân chúa nhiều năm rồi. Số này rất đông, họ xa Chúa phần lớn vì chiến tranh, thời thế hoặc những lý do cá nhân.
Xin thử phân tích những lý do nào đã làm giáo dần phai nhạt với đạo chúa: Trải qua nhiều thế hệ với chiến tranh, di dân, rồi những chế độ bài tôn-giáo, sự thiếu vắng chủ chăn và cộng đoàn cho nên những giáo dân phải tự mình giữ đảo với mức độ ít hiểu biết về giáo lý và đạo chúa vì vậy họ dễ ngã đổ trong việc giữ đạo.
Thiếu học hỏi giáo lý là một tình trạng chung trong toàn Giáo hội. Từ xa xưa, Giáo dân không được khuyến khích học hỏi, thậm chí đời xưa bị cấm không được đọc Kinh thánh.
Phần lớn giáo dân chỉ có trình độ giáo lý của các lớp xưng tội lần đầu và chút ít lúc chịu phép thêm sức. Sau đó thì chỉ có số ít tự học thêm về đạo hoặc sách báo và các bài giảng trong lễ và ta biết các bài giảng trong lễ thì chỉ cho số người đi dự lễ mà thôi.
Ở một vài nơi cũng có các lớp giáo lý cao hơn nhưng chỉ có một số người tự nguyện đi học và kết quả chắng là bao nhiêu.
Mới đây ĐGH Francisco đã thiết lập Thừa-tác-viên giáo-lý. Đây là một bước tiến quan trọng trong việc nâng cấp cơ cấu giảng dạy giáo lý, Từ đây các giáo lý viên sẽ được đào tạo bài bản để có đủ khả năng hiểu biết về Giáo lý, Giáo luật và cao hơn nữa có thể là ít nhiều Thần học.
Đây là chương trình lâu dài nhưng chính là đường lối phải có cho thới nay.
Tuy nhiên thì hiện tại cũng có những lãnh vực ngắn hạn có thể làm ngay đó là nâng cấp trình độ dự lễ Misa: phần lớn giáo dân không hiểu thấu đáo kinh kệ trong thánh lễ. Tuy kinh lễ ngày nay là tiếng từng quốc gia nhưng có những câu kinh có ý nghĩa sâu xa màu nhiệm, nếu được hiểu thấu đáo thì việc dự lễ sẽ ích lợi và sốt sắng hơn.
Chắc quý vị cũng đã ít nhiều nghe đến những bàn tán của đám trẻ ngày nay rằng Chúa ở khắp mọi nơi, cần gì phải đến nhà thờ mới được. Đây là một ví dụ về sự hiểu biết ít ói về giáo lý, nhưng chúng tôi nghĩ đây cũng là do sự thiếu sót của các giáo lý viên.
Rất nhiều bài hay về Thánh-lễ và cũng rất nhiều bài về Thánh-thể tuyệt vời nhưng hình như thiếu một gạch nối nào đó giữa các bài về Thánh-lễ và các bài về Thánh-thể để mọi người hiểu thấu đáo rằng phải đi lễ để có thể gặp Thánh-thể và bổn phận tối cao của một giao hữu là phải tìm của ăn cho tâm hồn là Mình-thánh Chúa và phải đến nhà thờ để làm bổn phận này.
Ta có khuynh hướng lên án đám trẻ bỏ đạo nhưng cũng nên tự trách các thầy cô đã không biết lắng nghe cuộc sống của họ thời nay.
Các bài giảng trong lễ: Đây là một đề tài quan trọng được bàn luận trong đại hội đồng GM thế giới năm 2008. Trong đại hội này một số Thượng-phụ đã phân tích và đề nghị là cần có các lớp tu luyện lại cho các linh mục và nghệ thuật giãng. ĐGH Francisco cũng đã vài lần nhắc nhở các linh mục là bài giảng phải có phần áp dụng, cụ thể và thực tế.
Ở đây chúng tôi xin được đạo đạt lên những mong ước của chúng tôi như sau:
Đây là những trải nghiệm của chúng tôi và bạn bè từ nhiều nơi trong nước và ngoài nước, thỉnh thoảng vẫn chia sẻ cho nhau về những bài giảng ở địa phương của họ về những bài giảng rất thực tế và cụ thể, nêu lên những việc tốt đáng nêu gương cũng như việc xấu ở xứ của họ ví dụ: bài giảng về một ngôi chợ, có những tệ nạn gian dối… đã được nhiều người hiểu thấm thía và một số giáo dân đã sửa đổi và sau đó ảnh hưởng tới anh em ngoài công giáo. Theo họ kể, nhiều bài giảng có hiệu quả trực tiếp vì nói lên được những vấn đề thực tế, cụ thể.
Biết bao nhiêu bài giảng văn chương chải chuốt nhưng ước gì có thêm phần áp dụng thực tế, nghĩa là làm sao cho người buôn bán nhớ lại lời giảng nào đó khi sắp lừa dối khách hang, hay anh công nhân sắp nghĩ đến việc dối trá với công ty, hoặc cấp trên sắp sửa cư xử bất công với dân chúng, đây chính là lời khuyên của ĐGH Francisco là phải thực tế và có thể áp dụng.
Những lời giảng là phải yêu thương mọi người như bản thân hoặc từ bỏ mọi sự để theo Chúa là những mệnh đề nguyên tắc, nhựng phải mến Chúa làm sao và yêu người làm sao!
Bài giảng không tạo được gạch nối đến cuộc sống thường ngày ngoài nhà thờ thì là một bài giảng chưa đủ hiệu nghiệm.
Những bài giảng thiếu cụ thể phản ánh một điều là các đấng không mấy thấu hiểu nhu cầu thực tế của giáo dân.
ĐGH Francisco đã nhắc đi nhắc lại rằng giáo hội phải sống gần với người nghèo và các cha phải sống gần giáo dân để học hỏi, tôi hiểu Ngài nói học hỏi ở đây có nghĩa là để thấu hiểu các nhu cầu của gia đình để suy tư cùng một trình độ với giáo dân.
Chúng tôi có cái nhìn về tâm lý giới trẻ là: Họ rất tự tin và tự ái, họ không muốn ta áp đặt lên họ những khuôn mẫu của người khác kể cả các câu nói của ông thánh này hay nhà hiền triết nọ. Vậy có thể có hiệu quả hơn nếu ta tác động được chính nội tâm của họ, ví dụ: Nhìn nhận họ là một con người có đầy đủ nhân vị, nhân phẩm và nhân cách, tự ý thức được bổn phận làm người của mình, làm cha, làm chồng, vợ v.v. Nghĩa là làm cho họ chủ động làm sống dậy chính con người của họ từ bên trong nội tâm. Ví dụ Nếu từ trong thâm tâm một người biết hối hận về sai trái của mình và tự thay đổi từ bên trong nội tâm thì sẽ bền vững hơn là áp đặt bài vở của ai đó từ bên ngoài, vì nếu nó không thấm được vào trong nội tâm thì rồi nó cũng sẽ bị lãng quên dễ dàng. Đây là hai mặt của tích cực và tiêu cực.
Sinh hoạt Giao-hội đia phương, tìm đoàn chiên xa Chúa:
Công việc truyền giáo ngày nay cần có những suy tư và phương pháp đột phá. Những lối sống từ xưa nay thì các cấp trên không hề sống gần gũi với con chiên cấp dưới nghèo khổ.
Chúng tôi muốn nêu ra một điểm là những sinh hoạt đối với lớp người nghèo khổ phải được đổi mới một cách sâu rộng. Thói quen lâu nay thì Cha-xứ và giáo xứ sống xa lạ với cộng đồng, Nhất là những người sống xa Chúa lâu nay.
Có một số linh mục e ngại tiếp xúc với giáo dân vì không quen.
Chúng tôi xin góp ý thế này: Hãy bắt đầu đi thăm những người bệnh, những người già với một món quà nhỏ như một hộp sữa, it trái cây v.v. tham gia với giáo dân trong các buổi cầu kinh để dễ làm quen với mọi người hoặc tìm mọi dịp thuận tiện để đến thăm người này người kia nhất là những người đã sống xa Chúạ.
Xin kể một chuyện về Cha xứ của chúng tôi: Từ những ngày đầu nhận xứ, Ngài đã nói ở trong các buổi lễ đầu tiên rằng: Tôi chỉ có một chương trình giản dị là tôi sẽ giao bớt các công việc hành chánh cho cha phó và các người chuyên môn và tôi sẽ dành hết thì giờ đi thăm quý vị, nhất là người già và người bệnh, và quý vị hãy về sửa soạn lại tủ lạnh đồ ăn vì tôi sẽ đến thăm.
Và rồi Cha đã làm như vậy.
Mỗi lần đến nhà ai Ngài cũng nửa đùa nói tôi sẽ ngồi tòa giải tội mỗi tối thứ sáu cho đến nửa đêm, vậy muốn đến giờ nào cũng có tôi ngồi chờ.
Và suốt mùa Covid Ngài đã không ngừng xông vào các nhà thương nhà bệnh thăm mọi người và rồi Ngài đã bị Covid quật ngã nặng để đến gần chết.
Kết quả là chỉ sau một năm, số người trở lại đi nhà thờ rất là đông
Chúng tôi thấy đây cũng là một mô hình phục vụ.
Nếu các cha bớt việc hành chánh để đi ra ngoài thì có lợi hơn chăng.
Cần phát huy phương thức mới trong việc giáo dục giới trẻ và vợ chồng.
Xin có những cải cách về giáo dục cho giới trẻ vì ngày nay giới trẻ có học và ưa lý luận. Vì vậy khi đối thoại với họ ta không nên dùng phương cách dạy dỗ một chiều nghĩa là giải thích một cách trứu tượng, những giáo điều quen thuộc hoặc áp đảo. Ví dụ tại sao cầu nguyện mà không được - trả lời: đó là tại anh không biết cầu nguyện v.v.
Hãy thay đổi phương pháp giáo dục tích cực là kích động ý thức bổn phận từ nội tâm.
Chúng tôi xin kể một chuyện làm thí dụ như sau:
Trong một ngày lễ tình yêu, một linh mục giảng thế này: hôm nay các ông chồng về nhà hãy tiến đến ôm hôn người vợ của mình và nói: anh yêu em.
Và ở một lễ khác, một vị linh mục giảng thế này: hôm nay các ông chồng về nhà hãy lặng lẽ tìm một góc yên tĩnh để nhìn vợ mình đi lại làm việc lặt vặt trong nhà và hồi tưởng đến những ngày tháng êm đềm mình yêu thương nhau đầm ấm, cũng như những giai đoạn khó khăn mà hai vợ chồng phải trải qua và người vợ của mình đã chịu đựng sát cánh bên mình hoặc những đau đớn vất vả mà người vợ mình đã phải hy sinh để nuôi con cái, hãy xét mình để xem mình đã chu toàn bổn phận làm chồng làm cha cho gia đình chưa… rồi hãy cảm nghiệm tình nghĩa hoặc cảm nghiệm lòng biết ơn người vợ của mình…
Phân tích hai bài giảng trên đây thì bài giảng thứ nhất là những cử chỉ từ bên ngoài, không biết có ảnh hưởng gì đến nội tâm của người chồng người vợ hay không và nếu không thì cái ôm hôn chỉ một thoáng là nó bay đi.
Trường hợp thứ hai phát xuất từ nội tâm của ông chồng ngồi lặng lẽ suy tư và thấm thía tình nghĩa vợ chồng và sau đó nếu có hành động nào phát ra bên ngoài thì đó là tự trong nội tâm đã phát ra một cách chân thành và điều này sẽ có ảnh hưởng lâu hơn. Đây là phương thức giáo dục tích cực.
Một ví dụ khác: Khi khuyên bảo một người rằng hãy bắt chước thánh này thánh nọ là thương yêu người nghèo khổ hay đồng loại v.v. Khuyên bảo cách này là áp đặt một mô hình từ bên ngoài vào người đối thoại. Ngược lại nếu nói rằng yêu mến cha mẹ anh em đồng loại là một bổn phận của người con, là bổn phận làm người v.v. Cách này là kích động được chiều sâu nội tâm của con người, ý thức bổn phận căn bản chứ không bị áp đặt phải theo gương ai. Đây là cách tích cực.
Hoặc ở trường hợp khuyên bảo vợ chồng rằng: chồng phải thế này và vợ phải thế kia… bằng những lý thuyết thuộc lòng mà ai cũng đã biết, nhưng trong thực tế thì hai vợ chồng vẫn xung khắc là tại sao? Tại vì không ai dạy cách phải thực hành như thế nào, mà đơn giản nhất là dạy vợ chồng phải:
1.Tập nhịn nhục nhau bằng cố gắng hằng ngày; 2.Tập ý thức đặt gia đình trên sở thích riêng.
Đây là hai yêu tố quan trọng mà ít người để ý tới khi khuyên giải vợ chồng.
Không thể đồng hành khí khoảng cách quá xa.
Con thò lò (xúc xắc) có sáu mặt, không ai có thể cùng một lúc nhìn được cả sáu mặt.
Chân lý chỉ có một nhưng không ai có thể nói rằng mình đã nắm bắt được toàn thể chân lý.
Vậy làm sao hai phái Bảo-thủ và Cấp-tiến phải tự xén tỉa mình để thu ngắn khoảng cách.
Thật khó lòng vâng phục những vị vẫn ngấm ngầm chống đối cộng đồng Vatican II và muốn phục hồi chế độ Giáo-sĩ-trị. Cũng như khó lòng đồng ý với phe phái quá cởi mở.
Kết luận: Xin tóm lược các vấn nạn của thời nay để cầu xin các Đấng lắng nghe:
- Với giới trẻ: Một số lớp trẻ cũng vẫn còn lòng đạo đức dù thở ơ với tín ngưỡng nhưng họ vẫn giữ được nhân phẩm, tư cách, sống có luân lý, hằng say với hoạt động xã hội, công bằng và bác ái. Nhưng một số khác thì thở ơ với cuộc sống hoặc mất lý tưởng; Một số thì chán nản thất vọng, sống độc thân, không muốn có con hoặc tự tử hay bắn giết người khác.
- Về gia đình: Xin các Đấng hãy mở lòng lắng nghe những khó khăn của gia đình và mở cuộc điều nghiên rộng rãi để các nhà chuyên môn trình bày những khó khăn của các cặp vợ chồng phải tuân giữ những luật lệ (nhất là những luật lệ không chính thức rõ ràng) chồng chéo lên nhau và rắc rối như không thể giữ nổi và hậu quả là họ đành phải xa giáo hội.
- Xin Giáo hội, mọi cấp, phát hành các tập giáo lý phổ thông để giải đáp những vấn nạn thời đại cho giới trẻ và gia đình. Các ấn phẩm này cũng nên phát hành trên các trang mạng đại chúng.
Tổ chức các hội thảo trên các mạng đại chúng về giáo lý cho giới trẻ và giáo dục gia đình. Chương trình này nên mở rộng cho mọi tầng lớp trong và ngoài giáo hội.
- Về lớp người già: Phần nhiều là có khuynh hướng bảo thủ, cố níu kéo lại dĩ vãng không muốn cởi mở chấp nhận tuổi trẻ và những đổi mới về khoa học kĩ thuật, nhất là những thay đổi liên hệ đến tôn giáo và luân lý. Nếu họ là những người cầm quyền thì có ảnh hưởng tai hại nhiều đến giới trẻ và gia đình.
- Xin các Đấng hãy dẫn thân để lên tiếng với những lớp người quyền lực đã gây bất công và nghèo khổ cho nhân loại, vì phần lớn những tội ác trên thế giới này là do nghèo đói. Vì nghèo đói mà người ta đã cướp bóc, giết chóc nhau, phải bán thân, bán cơ phận để sống hoặc để giúp gia đình. Xin thương đến những lớp người này, thay vì lên án họ.
Nguyển Thất Khê.
留言